1

Followers

Monday, 30 April 2012

Cài đặt hiểu ứng Visual Effect trong Linux (Ubuntu)


  • Bạn mở terminal lênh gỏ lệnh sau vào :

sudo apt-get install compizconfig-settings-manager

  • Tiếp theo vào 

System->Preferences->CompizConfig Settings Manager

  • Vào sau đó vào Visual Effect để mở lên

Saturday, 28 April 2012

Kéo dài thời gian dùng thử Windows Server thành 240 ngày


Như tất cả chúng ta đã biết, hệ thống phần mềm, hệ điều hành cũng như ứng dụng của Microsoft đã trở thành 1 phần gần như không thể thiếu đối với bất kỳ người dùng cá nhân hoặc công ty, tổ chức nào. Các bạn có thể sử dụng những công cụ đó để phát triển, kiểm tra hoặc ứng dụng lên hệ thống sẵn có, hoặc 1 môi trường ảo bất kỳ nào đó mà không phải bận tâm quá nhiều về chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm rất dễ nhận ra ở đây là không phải ai cũng có điều kiện mua bản quyền sử dụng những phần mềm của Microsoft, mà thay vào đó họ chỉ có thể sử dụng khoảng thời gian dùng thử – Trial ít ỏi của phần mềm đó. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn và giới thiệu với các bạn một số mẹo nhỏ được sử dụng để kéo dài thời gian Trial của hệ điều hành Windows Server 2008 R2.

Cơ chế hoạt động:

Khi người sử dụng chính thức kích hoạt khoản thời gian dùng thử của Windows Server 2008 R2 (khoảng 180 ngày). Sau đó, họ phải mua key để kích hoạt phần mềm, hoặc hệ thống sẽ tự động tắt sau 1 giờ làm việc. Và với hầu hết các ứng dụng yêu cầu kích hoạt của Microsoft thì đều có 1 khoảng thời gian được sử dụng nhất định (khoảng vài ngày) và gần như không hạn chế về tính năng trước khi bắt buộc phải đăng ký. Và trong trường hợp của Windows Server 2008 R2 thì khoảng thời gian này là 10 ngày – có thể được tái thiết lập tối đa là 5 lần trước khi bắt buộc phải kích hoạt. Khi tận dụng tối đa ưu điểm của cách làm này, chúng ta sẽ có thêm 60 ngày sử dụng nữa.
Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng giải pháp này hoàn toàn hợp lệ và được khuyến khích sử dụng bởi Microsoft, chúng tôi chỉ hướng dẫn những bước cơ bản để đơn giản và tự động hóa toàn bộ quá trình thiết lập.

Thiết lập lại Grace Period:

Trước tiên, Reset Activation Timer sẽ tận dụng tối đa ưu điểm của 5 lần “tái sử dụng” 10 ngày – khoảng thời gian gia hạn thêm của Windows Server 2008 R2. Và mỗi lần thao tác này được thực hiện, thì cũng là 1 lần khoảng thời gian cố định được hệ thống “gọi ra”. Lần thứ nhất là 10 ngày tiếp theo tính từ lần hệ thống khởi động đầu tiên áp dụng chu kỳ “tái sử dụng” trên.
Các bạn cần lưu ý rằng có công cụ hỗ trợ để tính toán và xác định khoảng thời gian này, bao gồm cả các thông tin có liên quan sẽ được chúng tôi đề cập đến trong phần dưới của bài viết.
Cú pháp lệnh thực sự là gọi đoạn script slmgr.vbs với tham số -rearm đi kèm khi hệ thống khởi động lại.
Và kết quả là quá trình trên sẽ reset số ngày còn lại được sử dụng cho tới khi kích hoạt.
Ảnh chụp minh họa ở đây là 8 ngày, nhưng trong thực tế sẽ là 0.
Trở lại thành 10.

Activate Server:

Sau khi sử dụng hết các lệnh reset/rearm như trên, chúng ta sẽ phải kích hoạt server – hay còn gọi là quá trình Activate Server. Và công đoạn này sẽ thiết lập khoảng thời gian là 10 ngày kể từ thủ tục “gọi” lần cuối cùng tới phần “Reset Activation Timer” ở trên:
Tác dụng của câu lệnh ở đây là gọi đoạn script slmgr.vbs nhưng đi kèm với đó là tham số -ato (thực hiện chức năng kích hoạt) sau khi hệ thống khởi động lại:
Và kết quả cuối cùng tại đây là 180 ngày sử dụng cho tới khi chính thức yêu cầu kích hoạt hệ thống:

Nhập Scheduled Tasks:

Trong khi có thể tự tạo ra các lịch trình thực hiện công việc theo cách tự động thì để tiện lợi hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn cách làm đơn giản hơn qua việc sử dụng file XML như dưới đây.
Để bắt đầu, các bạn hãy mở Task Scheduler, nhấn chuột phải vào phần Task Scheduler Library và chọn Import Task:
Trỏ đường dẫn tới thư mục Tasks sau khi được giải nén và chọn tiếp 1 thành phần bất kỳ. Sau khi lựa chọn thì các bạn cần phải thay đổi tài khoản của tác vụ đó để hoạt động phù hợp với server. Tại cửa sổ Create Task (sẽ được mở ra sau khi chọn task để nhập), nhấn nút Change User or Group:


Nhập administrator và Check Names rồi OK:
Và chúng ta sẽ thấy tài khoản Administrator hiển thị như hình dưới:
Sau đó, khi áp dụng thiết lập của task, hệ thống sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu tương ứng của Administrator:
Tiếp tục, lặp lại các thao tác trên với từng file task XML tương ứng.

Cấu hình Scheduled Tasks:

Việc đầu tiên chúng ta cần làm ở đây là thiết lập Dates, hay cụ thể là cập nhật ngày tháng cụ thể của task đã được sắp xếp theo lịch. Và để đơn giản hóa quá trình này, chúng tôi đã cung cấp sẵn công cụ hỗ trợ để tính toán thời điểm chính xác đối với từng task. Các bạn chỉ cần chạy file ActivationDates_RunMe.bat (được giải nén ra từ file zip) và kết quả thu được sẽ trông như hình dưới đây.
Cập nhật thời gian tương ứng của Scheduled Task theo mức sử dụng tối đa
Xét theo đúng lý thuyết thì khoảng thời gian hoạt động sau khi kích hoạt của server sẽ kết thúc sau 240 ngày. Trong khi chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra khoảng thời gian còn lại bằng cách đăng nhập vào hệ thống thì hoàn toàn có thể tự động hóa quá trình này bằng cách cấu hình để hệ thống gửi email thông báo hàng ngày tới hòm thư của bạn về bạn thời gian còn lại.
Và để thực hiện, các bạn sẽ cần phải có công cụ Blat được cài đặt và thiết lập sẵn trên hệ thống. Tất cả những gì chúng ta cần làm ở đây là tải Blat, giải nén vào thư mục C:Windows (hoặc bất kỳ đường dẫn nào khác được thiết lập trong phầnPATH), và trong giao diện dòng lệnh, thay đổi thuộc tính send theo mẫu dưới đây:
BLAT -install <email server> <sender email address>
Ví dụ, để cấu hình Blat gửi email qua server smtp.myemail.com, cụ thể là địa chỉ notify@myemail.com thì cú pháp lệnh sẽ như sau:
BLAT -install smtp.myemail.com notify@myemail.com
Sau khi Blat được thiết lập, bên dưới tab Actions, các bạn hãy chỉnh sửa lại phần Action bằng cách nhấn nút Edit:
Bên dưới phần gán thêm tham số, chọn phần cuối cùng của dòng lệnh và thay đổi giá trị đằng sau -to thành địa chỉ email sẽ được gửi thông báo tới. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa phần body hoặc subject của email cũng được thực hiện tại đây.
Áp dụng thiết lập, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra hoạt động của chức năng trên bằng cách chọn Scheduled Task Library, nhấn chuột phải vào Email Server và chọn Run:
Nếu mọi thứ được cấu hình chuẩn xác thì bạn sẽ nhận được email thông báo tại địa chỉ hòm thư đã khai báo:
Điều cuối cùng cần chú ý ở đây là thao tác này sẽ hoạt động hàng ngày trước thời gian hết hạn của server 10 ngày. Chúc các bạn thành công!


Nguồn : http://npower.vn






Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows


Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows

Hệ điều hành Windows có chứa tiện ích Shutdown.exe, một tiện ích đơn giản để tắt hay khởi động lại máy tính từ xa thông qua mạng nội bộ. Để sử dụng tiện ích Shutdown.exe, trước hết phải cấu hình cho những PC mà người dùng muốn tắt hay khởi động lại từ xa.
Sau khi đã cấu hình PC, người dùng có thể sử dụng giao diện đồ họa hoặc giao diện dòng lệnh để khởi động lại PC từ máy Windows khác. Thậm chí cũng có thể tắt hay khởi động lại PC ở xa từ một máy tính chạy Linux.
remote1 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows

Cấu hình

Kích hoạt service “remote registry” trên những PC muốn điều khiển tắt từ xa. Service này mặc định không được kích hoạt. Khởi chạy Services control panel trên máy muốn tắt từ xa bằng cách nhấn Start, gõ services.msc vào Start menu và nhấn Enter.
Tìm service “Remote Registry” trong danh sách, nhấn chuột phải vào nó và chọn Properties.
remote2 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows
Từ cửa sổ Properties, thiết lập Startup type thành Automatic và nhấn Start để khởi chạy dịch vụ.
remote3 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows
Tiếp theo, người dùng phải mở cổng trong tường lửa máy tính. Nhấn Start, gõ “Allow a program” và nhấn Enter. Trong cửa sổ hiện ra, nhấn Change settings. Kéo xuống và kích hoạt ngoại lệ “Windows Management Instrumentation”.
remote4 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows
Tài khoản người dùng cũng phải có quyền quản trị trên máy tính ở xa. Nếu không, câu lệnh tắt máy sẽ lỗi do thiếu quyền.

Tắt máy tính từ xa

Để tắt máy tính từ xa, khởi chạy cửa sổ Command Prompt trên máy tính điều khiển (nhấn Start, gõ Command Prompt và ấn Enter). Gõ câu lệnh sau đây vào cửa sổ command prompt:
Shutdown /i
Từ cửa sổ Remote Shut down Dialog, người dùng có thể thêm một hoặc nhiều máy tính và quy định có khởi động lại hoặc tắt máy hay không. Chọn cảnh báo cho người dùng trong mục Option.
remote5 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows
Nếu không chắc về tên của máy từ xa, nhấn Start trên máy từ xa, nhấn chuột phải vào Computer trong Start menu và chọn Properties. Ta sẽ thấy tên máy.
remote6 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows
Người dùng cũng có thể dùng một câu lệnh thay cho giao diện đồ họa. Đây là câu lệnh có tác dụng tương đương:
shutdown /s /m \chris-laptop /t 30 /c “Shutting down for maintenance.” /d P:1:1
remote7 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows

Tắt từ máy tính chạy Linux

Cũng có thể tắt máy từ một máy chạy Linux. Việc này yêu cầu phải cài package “samba”. Cài package này lên Ubuntubằng câu lệnh sau:
sudo apt-get install samba-common
Sau đó, sử dụng câu lệnh:
net rpc shutdown -I ip.address -U user%password
Thay thế “ip.address” bằng địa chỉ IP của máy Windows, “user” bằng username của một tài khoản có quyền quản trị trên máy ở xa, và “password” bằng mật khẩu của tài khoản người dùng (user account). Thêm tùy chọn “-r” vào câu lệnh nếu muốn máy tính khởi động lại thay vì tắt máy.
remote8 Hướng dẫn tắt và khởi động lại máy tính từ xa trên Windows
Tiện ích Remote desktop trên Win7 hay Win Vista cũng cho phép truy cập máy từ xa để tắt hay khởi động lại. Nhưngshutdown.exe lại là cách nhanh và hiệu quả hơn cho những nhà quản trị hệ thống. Nhà quản trị có thể tắt hay khởi động lại nhiều máy một lúc nhanh hơn là login và thao tác trên từng máy một.
NamNguyen (Theo HowToGeek)

Monday, 23 April 2012

Đề thi lập trình căn bản_ Lâm Hoài Bảo__Học kì 2 (2011-2012

Đề số 1: Thời gian làm bài 60 phút.                LẬP TRÌNH CĂN BẢN A
Ngày thi: 23/04/2012




Câu 1: Nhập vào 1 dãy sô gồm n phần tử. Liệt kê ra các số nguyên tố trong dãy đó.
Câu 2: Cho cấu trúc sinh viên như sau:
      struct SinhVien{
           char MSSV[10];
          char HoTen[40];
          int Tuoi;
     }

  • Viết hàm nhập vào n sinh viên.
  • Xuất danh sách sinh viên vừa nhập
  • Sắp xếp danh sách sinh viên theo tuổi tăng dần. In lại danh sách sinh viên
  • Nhâp vào mã số sinh viên. Liêt kê họ tên sinh viên có mã số trùng với mã số sinh viên vừa nhập.

Friday, 20 April 2012

Hướng dẫn tạo control jdatetime trong swing cho java

File hướng dẫn tạo Jdatetime picket cho java.
File hướng dẫn   Huong_Dan.doc
File JAR :     +   datetimepicker3.3.jar
                    +   DatePicker-V0.99-2006.09.01.jar
Chúc các bạn thành công :)

Phát Triển Phần Mềm Hướng Đối Tượng (Thầy Định)

Cơ sở dữ liệu file bakup   Download.
Giao diện (làm trên netbean) Download
code thầy Định: Download

Splash Screen :